Lý do ASEAN trở thành miền đất hứa cho lĩnh vực IoT
Tiềm năng phát triển kinh tế, tăng trưởng doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự vào cuộc của các công ty viễn thông thúc đẩy IoT ở Đông Nam Á phát triển.Tiềm năng phát triển kinh tế, tăng trưởng doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự vào cuộc của các công ty viễn thông thúc đẩy IoT ở Đông Nam Á phát triển.Tiềm năng phát triển kinh tế, tăng trưởng doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự vào cuộc của các công ty viễn thông thúc đẩy IoT ở Đông Nam Á phát triển.
Với dân số hơn 600 triệu người, GDP đạt 2,31 nghìn tỷ USD năm 2016, Đông Nam Á được đánh giá là thị trường lớn, đặc biệt là lĩnh vực IoT (Internet of Things) - mạng lưới kết nối vạn vật qua Internet.
Tiềm năng phát triển kinh tế
Theo báo cáo tiềm năng phát triển kinh tế thế giới từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF năm 2016, Myanmar có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Hai quốc gia đại diện cho ASEAN cũng nằm trong top 10 là Lào và Campuchia.
Bảy quốc gia còn lại trong khu vực gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam có mức tăng trưởng GDP bình quân trên 4%. Dự báo trong 2-3 năm tới, mức tăng trưởng tại Đông Nam Á dự kiến 5-6% so với mức tăng trưởng toàn cầu 3%.
ASEAN là thị trường tiềm năng phát triển IoT. |
Tốc độ tăng trưởng nhanh trong khu vực đã thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Năm 2016, ASEAN xuất hiện nhiều thành viên và công ty mới. Điển hình là Alibaba đã đầu tư 1 tỷ USD vào Lazada. Bên cạnh đó, Amazon đã đầu tư 600 triệu USD vào Indonesia để xây dựng hệ thống giao hàng trong khu vực.
Tăng trưởng các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thế giới đã chứng kiến những sản phẩm áp dụng công nghệ dựa trên nền tảng IoT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nhiều lĩnh vực. Từ việc thu hoạch sầu riêng dựa trên dữ liệu thời gian thực tế áp dụng IoT cho tới chăm sóc bệnh nhân bằng những phân tích y tế… Các doanh nghiệp nhỏ đang tạo ra tiềm năng thị trường lớn dành cho các nhà cung cấp giải pháp IoT.
Tại Indonesia, nơi có gần 60 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức tăng trưởng của các công ty này khoảng 10% từ năm 2009, chiếm 99,9% tổng số doanh nghiệp trong nước và đóng góp hơn 60% tăng trưởng GDP. Theo ngân hàng phát triển châu Á ADB, số lượng các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam và Philipines tăng hơn 45% và 20% trong giai đoạn 5 năm (2009-2014).
Trong khảo sát về "Lưu trữ đám mây” được thực hiện bởi Rightscale vào năm 2016, có 32% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng “đám mây tập trung” so với con số 25% doanh nghiệp lớn sử dụng công nghệ này. Đây chính là những điều đang diễn ra tại ASEAN, khi các công ty nhỏ đang trở nên nhanh nhạy, tích cực áp dụng giải pháp liên quan đến IoT trong mỗi ngành nghề tương ứng.
Sự vào cuộc của các công ty viễn thông
Các công ty viễn thông đại diện cho nhóm doanh nghiệp lớn tại Đông Nam Á đang tích cực đầu tư vào lĩnh vực IoT. Chẳng hạn Singtel và Starhub của Singapore đang triển khai Singtel Innov8 và i3 để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tại Singapore.
Trong khu vực, các công ty viễn thông khác cũng có cùng mục đích tương tự như DTAC Accelerate của DTAC, Globe Telecom Kickstart Ventures hay FPT Ventures của FPT (Việt Nam).
Trong vài năm qua, các công ty viễn thông cố gắng chào bán các sản phẩm IoT tới khách hàng. Có thể thấy Indosat đã nỗ lực xây dựng và cải thiện sản phẩm IoT trong suốt 2 năm từ 2014-2015. Tháng 11/2016, công ty này tung ra Nexthing, sản phẩm sử dụng nền tảng IoT để tập trung hỗ trợ phát triển lĩnh vực này cho các doanh nghiệp địa phương.
2017 dự đoán là năm có nhiều khởi sắc đối với thị trường khu vực ASEAN. Đây có thể sẽ trở thành thị trường chiến lược dành cho các tập đoàn, doanh nghiệp có nền tảng IoT mạnh mẽ và đa dạng.
Lạc Thảo
(Theo Tech in Asia)
News Others
- Startup Việt nhận 1 triệu USD từ quỹ đầu tư của Singapore - (Thứ năm, 08/06/2017)
- Startup của Mỹ gọi vốn thành công 1,5 tỷ USD - (Thứ năm, 08/06/2017)
- Startup giá trị nhất Đông Nam Á chuẩn bị IPO tỷ USD - (Thứ tư, 07/06/2017)
- Những điểm đến khơi gợi ý tưởng kinh doanh cho startup - (Thứ tư, 07/06/2017)